Monafy Logo

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là gì? Những dấu hiệu nhận biết tiểu đường giai đoạn cuối

Tiểu đường giai đoạn cuối là khi các biến chứng của bệnh đã trở nên nghiêm trọng và việc sử dụng thuốc điều trị tiểu đường gần như không còn tác dụng. Dù tiểu đường giai đoạn cuối rất khó điều trị nhưng nếu được chăm sóc tốt, người bệnh vẫn có thể kéo dài tuổi thọ và có sức khỏe tốt hơn.

Tiểu đường giai đoạn cuối là gì?

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng như: đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù lòa, cắt cụt chi,… Ở giai đoạn cuối, đường huyết cũng thường xuyên tăng giảm khó kiểm soát hơn.

Tiểu đường giai đoạn cuối mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Tiểu đường giai đoạn cuối mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Những dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn cuối

Dấu hiệu đường huyết cao

  • Mệt mỏi, sút cân, cơn buồn ngủ tăng lên
  • Cơn khát tăng nhiều, đi tiểu nhiều lần
  • Cơn đói tăng 
  • Nhiễm trùng, ngứa ngáy, các vết thương chậm lành
  • Tê ở các ngón tay, ngón chân
     

Dấu hiệu đường huyết thấp

Người mắc tiểu đường giai đoạn cuối thường xuyên cảm thấy khó chịu, lo lắng, cơ thể run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, đánh trống ngực, xanh xao, thị lực kém đi.
 

Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường giai đoạn cuối

Biến chứng tim mạch

Ở giai đoạn cuối, các thành động mạch đã bị xơ vữa nặng gây ra nhiều vấn đề về tim mạch như: cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên,… Người bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, người mệt mỏi, bàn chân phù nề.
 

Biến chứng thận tiết niệu

Trong giai đoạn cuối, chức năng lọc của thận suy giảm, cùng với nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến cho số lần đi tiểu tăng lên, nước tiểu có màu đục, mùi hôi hoặc có máu. Những triệu chứng này thường đi kèm với sốt, đau lưng, ớn lạnh sau đó dẫn đến suy thận nặng.

Bệnh nhân xuất hiện nhiều biến chứng khi mắc tiểu đường giai đoạn cuối
Bệnh nhân xuất hiện nhiều biến chứng khi mắc tiểu đường giai đoạn cuối

Biến chứng tiêu hóa

Các biểu hiện như liệt dạ dày do các dây thần kinh phế vị chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn trong dạ dày bị tổn thương. Từ đó gây ra chứng buồn nôn, nôn ra thức ăn, ợ nóng, nhanh nó, chán ăn,… ở người tiểu đường giai đoạn cuối.
 

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể khiến toàn bộ các dây thần kinh trong cơ thể bị phá hủy, trong đó các dây thần kinh ngoại biên chịu nhiều thiệt hại nhất. Người bệnh có thể gặp một số vấn đề như cảm giác kiến bò, tê bì, kim châm hoặc thường xuyên đau đớn, mất cảm giác ở các chi.
 

Biến chứng võng mạc

Khi mới mắc chứng tiểu đường, bệnh nhân sẽ chỉ thấy mắt hơi mờ, nhức mỏi, hay chảy nước mắt. Nếu để thời gian dài mà không điều trị triệt để, biến chứng này có thể gây mất thị lực và mù lòa.
 

Nhiễm trùng, loét bàn chân

Tiểu đường khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, cùng với lượng đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển khiến cho các vết thương lâu lành và dễ nhiễm trùng. Người bệnh ở giai đoạn nặng có thể bị nhiễm trùng tại nhiều vị trí như răng lợi, da, sinh dục,… Đặc biệt, vết nhiễm trùng ở bàn chân cùng với những tổn thương mạch máu và thần kinh khiến bệnh nhân có thể phải cắt cụt chi, tàn phế.
 

Về vấn đề tình dục

Sự tổn thương của các dây thần kinh và mạch máu ở người tiểu đường giai đoạn cuối dẫn đến những rối loạn về vấn đề tình dục như: rối loạn cương dương ở nam giới, giảm ham muốn ở nữ giới.
 

Chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường giai đoạn cuối

  • Theo dõi glucose máu: Kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp phát hiện sớm những cơn tăng, hạ đường huyết để điều chỉnh kế hoạch điều trị. 
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng: Chia nhỏ các bữa ăn, bổ sung đa dạng các loại rau củ, đồ ăn dễ tiêu. Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể thay đổi chế độ ăn cho người tiểu đường giai đoạn cuối tùy theo biến chứng của bệnh.
  • Giảm nhẹ biến chứng bằng thảo dược: Tiểu đường rất khó để chữa khỏi hoàn toàn khi ở giai đoạn nặng. Tuy nhiên bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, kiểm soát đường huyết thì các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược thiên nhiên giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chức và có sức khỏe tốt hơn.


Chiến đấu với tiểu đường ở giai đoạn cuối không phải là chuyện dễ dàng, tuy nhiên những tia hy vọng vẫn luôn hiện hữu. Bằng việc tuân thủ các phương pháp điều trị, chăm sóc đúng cách kết hợp với các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, người mắc tiểu đường giai đoạn cuối vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

Trợ Giúp?
0902.236.010
( bấm để gọi )
1900.6992
( bấm để gọi )
Copyright 2021 monafy.com