Monafy Logo

Thuốc trị tiểu đường type 2

Đối với việc điều trị cho bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, việc sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Bên cạnh đó, còn giúp kiểm soát tình trạng nhờn thuốc sau thời gian dài sử dụng. Vậy những loại thuốc nào được sử dụng để điều trị tiểu đường type 2. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

     => tìm hiểu bệnh tiểu đường là gì?

Các loại thuốc điều trị tiểu đường type 2

Insulin

“Insulin là một hormone peptide được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy; nó được coi là hormone đồng hóa chính của cơ thể. Nó điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ và cơ xương” trích theo Wikipedia

Insulin giúp duy trì, ổn định lượng đường trong máu
Insulin giúp duy trì, ổn định lượng đường trong máu

Tác dụng:

Cung cấp lượng insulin phù hợp với mức bài tiết insulin sinh lý của cơ thể, duy trì ổn định đường huyết, không nạp năng lượng vào cơ thể.

Phân loại:

  • Insulin tác dụng tức thời: Insulin Analog (Aspart, Lispro, Glulisine) có tác dụng sau 10 - 20 phút và kéo dài trong 4 giờ. Insulin được sản xuất bằng công nghệ tổ hợp DNA tương tự như insulin người, có tác dụng nhanh.
  • Insulin tác dụng ngắn: Regular insulin có thể dùng tiêm, truyền tĩnh mạch ấp cứu. Insulin này có tác dụng ngắn, đảm bảo lượng insulin cần thiết cho bữa ăn trong 30 - 60 phút.
  • Insulin tác dụng trung bình: Nhóm insulin NPH, được chỉ định tiêm dưới da thường phối hợp cùng các loại tác dụng ngắn, tác dụng tức thì. Thuốc phát huy hiệu quả sau khi tiêm 1 - 2 tiếng giúp giảm đường huyết từ 10 - 16 tiếng.
  • Insulin tác dụng dài: Insulin glargine, dùng để tiêm dưới da, có tác dụng phòng thích chậm, ổn định trong 24 giờ.
  • Dạng hỗn hợp: Được sử dụng nhiều nhất là NovoMix 30 Flexpen, Mixtard 30 và Mixtard 30 FlexPen. Những dòng này đều có tác dụng khoảng 12 giờ. Liều dùng từ 2 - 3 lần/ngày, trước ăn.
     

Chỉ định:

  • Người mắc đái tháo đường kèm một số bệnh cấp tính như: nhồi máu cơ tim, nhiễm trùng nặng, đột quỵ,…
  • Bệnh nhân tiểu đường mắc suy thận có chống chỉ định dùng thuốc uống hạ glucose trong máu, bệnh nhân bị tổn thương gan.
  • Bệnh nhân tiểu đường mang thai hoặc mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Người điều trị thuốc hạ glucose đường uống không hiệu quả, người dị ứng với thuốc viên hạ glucose máu
     

Tác dụng phụ:

  • Tăng nguy cơ gãy xương, thiếu máu;
  • Tăng nguy cơ ung thư bàng quang;
  • Làm phù/tăng cân 3 - 4%

 

Metformin

Tác dụng:

  • Điều trị lượng đường trong máu cao ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
  • Tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể.
  • Giảm lượng glucose hấp thụ vào cơ thể.
Metformin giúp tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể và giảm lượng glucose hấp thụ vào cơ thể.
Metformin giúp tăng tác dụng của insulin đối với cơ thể và giảm lượng glucose hấp thụ vào cơ thể.

Chỉ định:

  • Dùng điều trị bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
     

Tác dụng phụ:

Metformin gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng như:

  • Gây ra một số triệu chứng nhẹ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, ợ hơi.
  • Nhiễm axit lactic: axit lactic tích tụ trong máu gây ra hiện tượng mệt mỏi, yếu ớt, khó thở, đau cơ bất thường, chóng mặt, nhịp tim chậm, đau dạ dày.
  • Hạ đường huyết với các biểu hiện: run rẩy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh, đói, đổ mồ hôi.

 

Sulfonylurea

thuốc trị đái tháo đường được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 . Chúng hoạt động bằng cách tăng giải phóng insulin từ các tế bào beta trong tuyến tụy
 

Tác dụng:

  • Kích thích tuyến tụy tiết insulin
  • Giúp cơ thể sử dụng tốt insulin
  • Ức chế gan đưa glucose vào máu
     

Chỉ định:

  • Người lớn mắc tiểu đường type 2 không kiểm soát được đường huyết nhờ chế độ ăn và luyện tập
  • Bệnh nhân tiểu đường type 2 mắc béo phì hoặc kháng insulin, sử dụng metformin không hiệu quả hoặc chống chỉ định với metformin
  • Thuốc có thể dùng đơn hoặc kết hợp với metformin hoặc glitazone làm tăng tiết insulin và tăng độ nhạy của insulin.
Sulfonylurea giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose vào máu
Sulfonylurea giúp kích thích tuyến tụy tiết insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose vào máu

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân thiếu hụt insulin
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng
  • Quá mẫn cảm với nhóm thuốc sulfamid
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao tuổi, suy thượng thận, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp.
     

Tác dụng phụ:

  • Gây rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, ói mửa, đầy bụng, ăn không ngon miệng
  • Gây đau đầu, ói mửa, choáng váng, nóng mặt khi dùng chung với rượu
  • Gây hạ đường huyết, tăng cân
  • Các phản ứng ngoài da: nổi mẩn, ngứa, nổi mề đay.

 

Meglitinide

Tác dụng:

  • Kích thích tuyến tụy sản sinh insulin
  • Meglitinide tác dụng nhanh nên được khuyên dùng ngay trước bữa ăn giúp kiểm soát đường huyết không tăng cao sau bữa ăn.
Meglitinide có khả năng gây hạ đường huyết, đau đầu, nôn ói khi sử dụng
Meglitinide có khả năng gây hạ đường huyết, đau đầu, nôn ói khi sử dụng

Tác dụng phụ:

  • Thuốc gây hạ đường huyết, nhức đầu, nôn ói.
  • Viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm phế quản
  • Đau lưng, đau khớp
  • Tăng cân
     

Thuốc ức chế enzym Alpha - glucosidase

Tác dụng:

  • Làm giảm đường trong máu bằng cách trì hoãn hấp thu đường từ ống tiêu hóa.
  • Giúp làm chậm phân giải đồ ăn hấp thu thành glucose, ức chế tăng lượng đường trong máu.
     

Chỉ định:

  • Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2, đặc biệt là tăng đường huyết sau ăn.
  • Được sử dụng kết hợp với chế độ ăn kiêng và luyện tập thích hợp.
     

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Sưng mặt, lưỡi, môi, họng
  • Khó thở
  • Mắt vàng, da vàng
  • Đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy.

 

Thiazolidinediones

Thiazolidinediones hoặc TZDs hoạt động bằng cách kích hoạt PPARs (thụ thể kích hoạt peroxisome tăng sinh), đặc hiệu cho PPARγ (PPAR-gamma, PPARG). tập hợp con của các chất chủ vận PPARG của các chất chủ vận PPAR . thuộc nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường týp 2

Tác dụng:

  • Kích thích các cơ sử dụng insulin tốt hơn
  • Giảm việc đưa glucose vào máu từ đường dự trữ trong gan
Không dùng Thiazolidinediones cho người có triệu chứng tổn thương gan, người mắc bệnh suy tim
Không dùng Thiazolidinediones cho người có triệu chứng tổn thương gan, người mắc bệnh suy tim

Chống chỉ định:

  • Không dùng thuốc với người có triệu chứng tổn thương gan, suy tim
     

Tác dụng phụ:

  • Thuốc có thể gây ra một số vấn đề cho người dùng như:
  • Viêm xoang, viêm đường hô hấp trên.
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Đau cơ, đau cổ
  • Phù toàn thân, tăng cân
  • Tổn thương gan: đau bụng, ói mửa, chán ăn, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da, nước tiểu đậm màu.

     => xem thêm về: thuốc điều trị tiểu đường type 1
 

Những lưu ý chung khi sử dụng thuốc trị tiểu đường type 2

  • Dùng đúng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và thời điểm:
    • Nhóm Acarbose: Uống ngay trước khi ăn
    • Nhóm Sulfonylureas: Dùng trước ăn 15 - 30 phút
    • Nhóm ức chế DPP - 4: Uống trước hoặc sau ăn
    • Nhóm Thiazolidinediones: Uống trước hoặc sau ăn
    • Nhóm Metformin: Uống sau ăn.
  • Không tự ý mua thuốc uống mà chưa được bác sĩ thăm khám.
  • Không uống thuốc theo đơn của người khác

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type 2 được liệt kê trong bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về việc dùng thuốc sao cho hiệu quả với tình trạng bệnh và sức khỏe của mình. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và kê đơn cụ thể.

Trợ Giúp?
0902.236.010
( bấm để gọi )
1900.6992
( bấm để gọi )
Copyright 2021 monafy.com