Đái tháo đường hay tiểu đường là nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, protein và mỡ khi hormone insulin không được sản xuất đủ hoặc không phát huy tác dụng khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn tới nhiều biến chứng. Vì vậy mà việc phát hiện kịp thời giúp hạn chế những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ.
Thanh thiếu niên và trẻ nhỏ mắc tiểu đường có nguy cơ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe ở cả hiện tại và sau này.
Việc nhận biết dấu hiệu tiểu đường ở trẻ nhỏ giúp trẻ được chẩn đoán sớm, từ đó tăng khả năng điều trị và kiểm soát đường huyết, duy trì sức khỏe tốt hơn.
Triệu chứng tiểu đường ở trẻ em cũng tương tự như người lớn với các biểu hiện như:
Ngoài ra, ở trẻ còn xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, đau bụng, hành vi cư xử khác thường.
Những trẻ thừa cân, béo phì, rối loạn huyết áp, rối loạn mỡ máu hay tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường type 2 cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Trẻ nhỏ mắc đái tháo đường có thể bị nhiễm toan ceton (bệnh DKA) - trạng thái thiếu hụt insulin trầm trọng lên sau sự tăng đường huyết, mất nước và rối loạn gây toan hóa trong chuyển hóa trung gian đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ mắc tiểu đường.
=> Tìm hiểu thêm
Trẻ thừa cân, béo phì hoặc tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao hơn. Để giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường type 2 ở trẻ em, cần chú ý một số vấn đề:
=> Tìm hiểu thêm :
Trẻ mắc tiểu đường type 1 sẽ cần dùng đến insulin nhưng với type 2, bệnh có thể kiểm soát bằng chế độ ăn uống và luyện tập. Xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng không chỉ giúp trẻ nhỏ mà ngay cả các thành viên trong gia đình có thể tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.