Đái tháo đường thai kỳ là một bệnh lý mà khá nhiều bà mẹ mang thai gặp phải hiện nay. Theo số liệu thống kê, có từ 2 - 10% mẹ bầu có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Đây là căn bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và con nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị. Vậy dấu hiệu nào cho biết bà mẹ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ và phương thức chăm sóc để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết này.
Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của người phụ nữ mang bầu tăng cao. Bệnh thường hình thành và phát triển từ tuần thai 24 - 28.
Phụ nữ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ không có nghĩa là đã mắc bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai hoặc sẽ bị tiểu đường sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị thì nó sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thành đái tháo đường type 2 trong tương lai ở mẹ và bệnh tiểu đường ở con.
=> xem thêm: Triệu chứng tiểu đường ở trẻ em
Tiểu đường thai kỳ rất hiếm gây ra triệu chứng rõ rệt. Bệnh chỉ được phát hiện khi thực hiện thăm khám định kỳ của thai phụ. Tuy nhiên mẹ bầu có thể sẽ bắt gặp một số biểu hiện giống như người mắc bệnh tiểu đường:
Tuyến tụy có nhiệm vụ sản xuất insulin để chuyển hóa đường trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai các hormone của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin. Để giữ lượng đường máu ổn định, tuyến tụy bắt buộc phải tăng sản xuất insulin lên gấp hai, gấp ba lần bình thường. Khi lượng insulin sản xuất không đủ sẽ làm cho đường bị dư thừa trong máu gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Biến chứng của người mắc tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ rất nguy hiểm và cần chú ý để nhận biết sớm tránh lây sang cho thai
Chế độ ăn phải đảm bảo duy trì lượng đường trong máu ở mức giới hạn nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng, dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân quá nhanh trong thai kỳ.
Tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ ăn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng.
=> tham khảo Tiểu đường nên ăn gì? và người tiểu đường cần kiêng gì
Một số bài tập từ nhẹ đến trung bình sẽ được bác sĩ khuyến cáo đối với thai phụ khi sức khỏe của mẹ và em bé ổn định. Việc vận động thường xuyên giúp tăng độ nhạy của insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Thường xuyên kiểm tra đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình điều trị và thay đổi phương thức nếu cần.
Nếu các phương pháp về thay đổi chế độ ăn, vận động mà lượng đường trong máu vẫn cao, bác sĩ sẽ kê thuốc tiểu đường nhằm kiểm soát đường trong máu và bảo vệ thai nhi hoặc có thể tiêm bổ sung insulin nếu cần thiết.
Bác sĩ sẽ theo dõi sát sao sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở những tuần cuối thai kỳ để giảm thiểu tối đa các biến chứng cho cả mẹ và bé. Nếu em bé phát triển quá lớn và đủ từ 37 tuần trở lên, thai phụ có thể được đề nghị sinh sớm hơn dự kiến.
Đây là điều mà rất nhiều mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ đang băn khoăn. Hầu hết lượng đường trong máu sẽ giảm xuống sau khi người phụ nữ sinh con và lượng hormone trở lại bình thường. Tuy nhiên vẫn có khoảng 50% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành tiểu đường type 2 sau này. Vì vậy phụ nữ sau sinh cần có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ là yếu tố gây ra những biến chứng thai kỳ nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy mà bà mẹ mang thai cần thực hiện khám thai định kỳ để phát hiện sớm và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.